Hóa đơn điện tử xăng dầu không chỉ giúp các đơn vị kinh doanh xăng dầu tháo gỡ nhanh chóng những khó khăn trong quá trình quản lý nghiệp vụ kế toán, mà còn giúp chống thất thu thuế và nằm trong khung chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Hôm nay, hãy cùng Kho phần mềm kế toán Minh Tâm tìm hiểu chi tiết hơn về các thông tin áp dụng hóa đơn điện tử với ngành xăng dầu theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC trong bài viết dưới đây nhé…
1. Quy định hóa đơn điện tử liên quan đến đơn vị xăng dầu theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC
1.1. Thời điểm lập hóa đơn điện tử xăng dầu
(Căn cứ tại Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán.
Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
1.2. Nội dung của hóa đơn xăng dầu
(Căn cứ tại Điểm c, khoản 14, Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
– Một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung.
– Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.
1.3. Truyền nhận dữ liệu lên cơ quan thuế
- Tại Điểm a.1, khoản 3, điều 22 Nghị định 123: Trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
Riêng đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử và chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử này ngay trong ngày. - Khoản 1 Điều 58: Trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo định dạng dữ liệu do Tổng cục Thuế công bố. - Khoản 4 Điều 6: Áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác – Thông tư 78/2021/TT-BTC
Trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì người bán chuyển dữ liệu hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo quy định tại điểm a.1 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận để tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa hoặc tra cứu dữ liệu thì người bán sau khi lập hóa đơn điện tử đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi người mua đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế theo quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
1.4. Quy định về xử lý sai sót hóa đơn
Tại Điểm d, Điều 7 – Thông tư 78: Xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp.
Trường hợp theo quy định hóa đơn điện tử được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót thì người bán chỉ thực hiện điều chỉnh mà không thực hiện hủy hoặc thay thế.
=> Như vậy, đơn vị xăng dầu sẽ sử dụng hóa đơn điện tử Không có mã của cơ quan thuế và phương thức gửi dữ liệu đến cơ quan thuế theo 3 trường hợp:
- Chuyển đầy đủ nội dung từng hóa đơn: Áp dụng với các đơn vị bán xăng dầu cho toàn bộ khách hàng có MST và có thỏa thuận với người mua để tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa hoặc tra cứu dữ liệu
- Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn: Áp dụng với các đơn vị bán xăng dầu cho toàn bộ khách hàng là cá nhân không kinh doanh
- Chuyển đầy đủ nội dung từng hóa đơn và Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn: Áp dụng với các đơn vị bán xăng dầu cho toàn bộ các khách hàng có MST, có thỏa thuận với người mua để tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa hoặc tra cứu dữ liệu và các khách hàng là cá nhân không kinh doanh
Lời kết
Trên đây, Kho phần mềm Kế toán Minh Tâm chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn Quy định mới về hóa đơn điện tử xăng dầu theo Thông tư 78, Nghị định 123. Nếu có bất cứ vấn đề gì cần tư vấn, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Với đội ngũ nhân viên có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc cung ứng các sản phẩm kế toán như chữ ký số, hóa đơn điện tử, phần mềm kế toán… Kho phần mềm Kế toán Minh Tâm chúng tôi tự tin có thể tư vấn, giúp đỡ quý doanh nghiệp các vấn đề về nghiệp vụ kế toán, giúp quý chủ doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử, chữ ký điện tử phù hợp nhất.
Kho phần mềm kế toán Minh Tâm chúng tôi hân hạnh được đồng hành cùng quý doanh nghiệp trên con đường đi đến thành công.
Kho phần mềm Kế toán MITASP “Tận Tâm, Chuyên nghiệp, Nhanh chóng”
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ
Số điện thoại: 089 883 5656 – 078 983 5656
Zalo: https://zalo.me/2597800855642158052
Website: https://mitasp.com
Facebook: https://www.facebook.com/khophanmemketoan
Gmail: khophanmemketoan@gmail.com
Nguồn bài viết: Quy định về hóa đơn điện tử xăng dầu theo Thông tư 78, Nghị định 123