NHỮNG RẮC RỐI DO VIỆC XỬ LÍ HÓA ĐƠN THIẾU HIỆU QUẢ.

Bộ phận kế toán cho các khoản nợ phải trả (accounts payable) được giao trọng trách thanh toán hóa đơn. Nghe rất đơn giản, phải không?

Tuy nhiên, công việc này đôi khi lại phức tạp hơn bạn nghĩ. Ví dụ như khi các nhân viên kế toán phải xác minh các hóa đơn có chính xác hay không, đối chiếu chúng vào đúng đơn đặt hàng, chuyển tiếp đến khâu phê duyệt rồi tính toán đủ thời gian để đáp ứng được các điều khoản đã thương lượng với nhà phân phối.

Nếu bên phân phối gọi điện và muốn biết lí do của sự chậm trễ trong việc thanh toán hóa đơn, nhóm AP cần có khả năng tìm lại hóa đơn và kiểm tra xem có vấn đề gì xảy ra trong quy trình kiểm toán hay không, và nếu có thì phải nhanh chóng khắc phục vấn đề để thanh toán hóa đơn với nhà phân phối kịp thời. Với trường hợp hóa đơn bị mất hoặc khó để tìm lại hóa đơn trong hệ thống, AP phải làm mọi cách để tìm lại hóa đơn đó. Tất nhiên, điều này có thể dẫn đến việc bỏ lỡ các khoản tiền cần phải thanh toán sớm và nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, các nhà cung cấp sẽ cảm thấy không vui khi làm việc với công ty.
Để có được một cái nhìn cận cảnh và tìm hiểu cách làm thế nào để sắp xếp các quy trình trọng việc thanh toán hóa đơn một cách trơn tru, một cuộc khảo sát tổng quát gần đây giữa Hyland và Viện Tài chính và Quản lý mang tên “The AP Control Panel Survet” đã xem xét hai khía cạnh trong việc xử lý hóa đơn hiệu quả. Các điểm mấu chốt đó là:
1. Người trả lời có thể theo dõi hóa đơn một cách dễ dàng (cho biết đơn hàng đang ở giai đoạn nào trong quá trình thanh toán và liệu đơn hàng đó có bị mắc kẹt ở khâu nào hay không).
2. Các phương pháp có thể sử dụng để phân loại hóa đơn (vì khâu phân loại sẽ tạo điều kiện cho việc xử lý, nghiên cứu, báo cáo và phân tích dữ liệu được diễn ra một cách hiệu quả).

THEO DÕI HÓA ĐƠN

Cuộc khảo sát đã tiết lộ một sự thật thú vị đó là: tổ chức nào càng có nhiều hóa đơn thì việc theo dõi càng trở nên dễ dàng hơn.
Thoạt nghe, chúng ta có thể thấy điều này hơi vô lí, bởi thường thì cái gì càng ít sẽ càng dễ làm hơn. Nhưng sự thật không phải vậy.

Biều đồ trên cho thấy ý kiến của những tổ chức với lượng hóa đơn ít, vừa và nhiều. Hầu hết những tổ chức có số lượng hóa đơn hạn chế (ít hơn hoặc bằng 50.000 hóa đơn mỗi năm) cho biết việc theo dõi hóa đơn là vô cùng “khó khăn”. Trái lại, khoảng 70% các tổ chức có số lượng hóa đơn lớn (500.000 hóa đơn trở lên mỗi năm) lại cho rằng theo dõi hóa đơn là công việc tương đối dễ dàng đối với họ.

Điều này không khó để lý giải nếu bạn có những hiểu biết cơ bản về sự tự động hóa, bởi các tổ chức nhỏ thường không có điều kiện để tiếp cận với các cải tiến về tự động hóa mà chỉ có các tổ chức lớn mới có khả năng tiếp cận các cải tiến này một cách dễ dàng.

Hệ thống AP tự động có khả năng hiển thị trạng thái của mọi hóa đơn chỉ với một vài thao tác đơn giản trên bàn phím, bao gồm cả vị trí của hóa đơn đó trong quá trình phê duyệt. Thay vì phải chuyển tiếp hóa đơn cần thanh toán qua các giai đoạn khác nhau một cách thủ công hoặc qua email, giải pháp này có thể nhanh chóng cho biết nơi mà hóa đơn có thể bị “mắc kẹt” lại và khi nào thì hóa đơn ấy sẽ sẵn sàng để được thanh toán.

PHÂN LOẠI HÓA ĐƠN

Việc phân loại hóa đơn cũng trở nên dễ dàng hơn nhiều với tính năng tự động hóa của AP – tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào tính năng của phần mềm AP.
Trong biểu đồ dưới đây, những người được khảo sát cho biết các tiêu chí mà họ có thể sử dụng để phân loại và tìm kiếm hóa đơn một các dễ dàng.

Mặc dù hầu hết các bộ phận AP lựa chọn phân loại dựa theo số lượng hóa đơn và nhà cung cấp tương ứng, việc này đôi khi không thực sự mang lại hiệu quả, trừ khi bộ phận AP chỉ cần tra cứu các hóa đơn riêng lẻ. Trong khi đó, một thông tin quan trọng không kém là ngày đến hạn thanh toán lại chỉ được chú tâm bởi một phần ba số người trả lời khảo sát. Bên cạnh đó, hơn 7 trong số 10 người được hỏi không thể sắp xếp hóa đơn của họ theo “chủ sở hữu” – cá nhân chịu trách nhiệm mua hàng và phê duyệt. Điều này cũng có thể làm chậm quá trình thanh toán và gây tốn kém cho các tổ chức hay doanh nghiệp.

ĐIỂM MẤU CHỐT

Khả năng theo dõi và phân loại hóa đơn ở bất kỳ giai đoạn nào hay theo bất kỳ tiêu chí nào là yếu tố quyết định sự hiệu quả của AP. Nếu không có khả năng đó, tổ chức của bạn có thể mất chiết khấu, thanh toán trùng lặp hoặc chậm trễ, và thậm chí là có nguy cơ vi phạm hợp đồng với nhà cung cấp.

Sự tự động hóa thống nhất và một nhóm AP biết cách vận dụng các tính năng hiện đại của nó có thể giúp AP giải quyết các sự cố nảy sinh một cách nhanh chóng và thanh toán các hóa đơn kịp thời.
Hiểu rõ được những khó khăn đó, Hyland và Viện Quản lý và Tài chính đã hợp tác với nhau để tạo ra

Bảng điều khiển AP – công cụ hiện đại đầu tiên để đánh giá mức độ kiểm soát của các bộ phận AP đối với quá trình vận hành, dòng tiền, sự tuân thủ theo đúng các tiêu chí đề ra và tính bảo mật.

Giải pháp quản lý hóa đơn tổng thể và tự động của Bizzi có thể giúp kế toán những gỡ rối như thế nào ?

  • Tự động tải/tra cứu hóa đơn điện tử từ email
  • Tự động tra cứu hóa đơn với cơ sở dữ liệu của Tổng cục thuế
  • Tự động kiểm tra thông tin của hóa đơn (Có đúng MST, địa chỉ, tên công ty, chữ ký điện tử, ngày phát hành)
  • Trích xuất dữ liệu theo mẫu bảng kê VAT hoặc nhập liệu nhanh chóng vào các phần mềm kế toán thông dụng như FAST, MISA …

Việc triển khai giải pháp của Bizzi cực kỳ dễ dàng nên Doanh nghiệp nhanh chóng thấy được ngay kết quả từ sự đầu tư của mình. Một nhân viên kế toán có thể xử lý số lượng hóa đơn của khách hàng gấp 10 lần so với trước đây. 

ĐĂNG KÝ MUA HÀNG TẠI ĐÂY