Để hiểu rõ hơn quyền lợi của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp khi lựa chọn giữa BHXH một lần và hưởng lương hưu?
Nhìn chung, nhận BHXH một lần hay hưởng lương hưu đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng đối với từng hoàn cảnh cụ thể của NLĐ. Để có sự so sánh tổng quan giữa 02 hình thức trên, bảng tóm lược sau đây sẽ chỉ ra các điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nhận BHXH một lần và hưởng lương hưu như sau:
Tiêu chí | Hưởng lương hưu | Nhận BHXH một lần |
Điều kiện hưởng | Đáp ứng tuổi nghỉ hưu: Theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 được hướng dẫn bởi Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035; và
Đáp ứng về điều kiện hưởng lương hưu theo Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. |
Được hưởng khi đủ điều kiện nhận BHXH một lần theo Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 gồm có:
(i) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; (ii) Ra nước ngoài để định cư; (iii) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế; (iv) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu. |
Mức hưởng | Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%; – Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%; – Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. |
Theo Khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; – 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi; – Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
|
Cách thức hưởng | Được hưởng lương hưu hằng tháng cho đến khi qua đời | Được hưởng trợ cấp BHXH “trọn gói” một lần |
Bảo hiểm y tế | Theo điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định trong thời gian hưởng lương hưu được cấp thẻ BHYT miễn phí (bằng 4,5% mức lương hưu) do quỹ BHXH chi trả và được ưu tiên khám chữa bệnh. | Phải tự mua BHYT nếu có nhu cầu. |
Trợ cấp mai táng | Theo Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định khi NLĐ qua đời thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà NLĐ mất. | Không có |
Trợ cấp tuất | Theo Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định nếu đủ điều kiện thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần. | Không có |
BHXH tự nguyện | Theo Khoản 2 Điều 8 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định trường hợp đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng BHXH thì NLĐ có thể tham gia BHXH tự nguyện cho số năm còn thiếu để được hưởng lương hưu nếu thời gian thiếu không quá 10 năm. | Không có |
Thuế TNCN | Khoản 10 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định được miễn thuế TNCN | Theo điểm b.6 Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định được miễn thuế TNCN |
Lưu ý | Dù được hưởng lương hưu nhưng người lao động vẫn có thể tiếp tục được kéo dài thời hạn lao động mới nếu NSDLĐ có nhu cầu và NLĐ có nhu cầu và NLĐ cao tuổi có đủ sức khỏe. (Khoản 2 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019) | Khi đã hưởng BHXH một lần, NLĐ vẫn có thể tìm kiếm việc làm mới và nếu được NSDLĐ ký hợp đồng lao động chính thức thì vẫn được tiếp tục đóng BHXH bắt buộc. |
Bảng so sánh giữa hưởng lương hưu và nhận BHXH một lần
Như vậy, nếu NLĐ đã có đủ thời gian hoặc gần đủ thời gian đóng BHXH thì có thể lựa chọn việc hưởng lương hưu để đảm bảo thu nhập và cuộc sống hàng tháng sẽ ổn định hơn, không trở thành gánh nặng cho gia đình. Ngược lại, đối với trường hợp NLĐ mắc bệnh hiểm nghèo hoặc ra nước ngoài định cư hoặc một số trường hợp đặc biệt khác thì có thể lựa chọn hình thức nhận BHXH một lần thay vì hưởng lương hưu hằng tháng để phù hợp với từng tình huống cụ thể.
Trên đây là quy định về Nên nhận BHXH một lần hay hưởng lương hưu? Nếu còn thắc mắc khác, quý độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Lao động 2019;
- Nghị định 135/2020/NĐ-CP;
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Nghị định 115/2015/NĐ-CP;
- Nghị định 146/2018/NĐ-CP;
- Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH;
- Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung năm 2012;
- Thông tư 111/2013/TT-BTC