Hóa đơn đỏ là gì? Những lưu ý về hóa đơn đỏ

Hóa đơn đỏ là gì?

Hóa đơn đỏ, còn được biết đến như hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) hoặc hóa đơn VAT, là một loại chứng từ do Bộ Tài chính phát hành hoặc do doanh nghiệp tự in sau khi đã đăng ký mẫu với cơ quan thuế. Đây là loại hóa đơn được sử dụng khi doanh nghiệp cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ, và nó được dùng làm căn cứ để xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước.

Tên gọi “hóa đơn đỏ” xuất phát từ việc trước đây hóa đơn GTGT thường có 3 liên, trong đó liên giao cho khách hàng hoặc người tiêu dùng thường có màu đỏ hoặc hồng. Mặc dù hóa đơn điện tử đã trở nên phổ biến hơn, thuật ngữ “hóa đơn đỏ” vẫn được sử dụng rộng rãi để chỉ cả hóa đơn giấy liên 3 màu đỏ và hóa đơn điện tử đầu vào của doanh nghiệp.

Những lưu ý quan trọng về hóa đơn đỏ

1. Xuất hóa đơn đỏ khi nào?

  • Doanh nghiệp phải xuất hóa đơn khi mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Hóa đơn là căn cứ để kê khai tính thuế GTGT đầu ra và hạch toán doanh thu.
  • Hóa đơn mua hàng là căn cứ để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh

2. Giá trị tối thiểu để xuất hóa đơn đỏ:

  • Trước ngày 1/7/2022, không bắt buộc phải lập hóa đơn nếu tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần (trừ khi người mua yêu cầu).
  • Từ ngày 1/7/2022, bất kể giá trị thanh toán, khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ đều phải lập hóa đơn.

3.Nguyên tắc xuất hóa đơn đỏ:

  • Phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
  • Chỉ xuất hóa đơn khi đã đăng ký và được cơ quan thuế chấp thuận.
  • Ghi đúng mức thuế suất theo quy định, kể cả trường hợp giảm thuế.
  • Đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung: tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thuế suất, tổng tiền.

4.Thời điểm xuất hóa đơn:

  • Bán hàng hóa: thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
  • Cung cấp dịch vụ: thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ.

5. Hướng dẫn và So sánh cách xuất hóa đơn đỏ cho cá nhân và xuất hóa đơn đỏ cho tổ chức, doanh nghiệp

Bảng so sánh và hướng dẫn cách xuất hóa đơn đỏ cho cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp:

Tiêu thức trên hóa đơn Xuất hóa đơn đỏ cho cá nhân Xuất hóa đơn đỏ cho tổ chức, doanh nghiệp
1. Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn
2. Tên liên hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
3. Số hóa đơn
4. Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
5. Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua Có, nếu là cá nhân không có mã số thuế thì bỏ trống Có, phải đầy đủ Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng
7. Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua Có, chữ ký của người mua không bắt buộc Có, chữ ký của người mua không bắt buộc
8. Thời điểm lập hóa đơn
9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử
10. Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế Có nếu dùng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế Có nếu dùng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
11. Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) và các nội dung liên quan (nếu có) Không, dùng cho đơn vị Nhà nước Không, dùng cho đơn vị Nhà nước
12. Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in
13. Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn

So sánh và phân biệt hóa đơn đỏ với hóa đơn bán hàng:

Nội dung Hóa đơn đỏ (hóa đơn GTGT) Hóa đơn bán hàng Đánh giá
1. Tên gọi loại hóa đơn Hóa đơn GTGT Hóa đơn bán hàng Khác nhau
2. Đối tượng xuất hóa đơn, đối tượng được sử dụng hóa đơn khi bán hàng là ai? Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Khác nhau
3. Tiền thuế GTGT trên hóa đơn được kê khai khấu trừ Có, nếu doanh nghiệp mua hàng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Không, không được khấu trừ thuế mà cộng cả vào giá mua Khác nhau
4. Chính sách giảm thuế GTGT năm 2023 theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP Có, Ghi tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng là “8%” Có, Ghi tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15”. Giống nhau về tỷ lệ giảm thuế nhưng khác nhau về hình thức thể hiện

Tại sao lại sử dụng hóa đơn tại nhà cung cấp MITASP?

Sử dụng hóa đơn điện tử từ nhà cung cấp MITASP mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp:

  • Tích hợp trực tiếp với phần mềm kế toán: Phần mềm kế toán online MISA kết nối trực tiếp với phần mềm hóa đơn điện tử, cho phép phát hành hóa đơn điện tử và tự động hạch toán doanh thu ngay khi lập hóa đơn.
  • Khởi tạo mẫu hóa đơn dễ dàng: Kho mẫu hóa đơn phong phú đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp, cho phép tùy chỉnh mà không cần thiết kế lại.
  • Kiểm tra tình trạng nhà cung cấp: Giúp giảm thiểu việc kê khai các hóa đơn không hợp lệ, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Tạo báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, quý, tuân thủ quy định mới nhất của Bộ Tài chính.

Chi tiết chương trình ưu đãi sản phẩm MISA MEINVOICE

MISA MEINVOICE là phần mềm hóa đơn điện tử của MISA, đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ hóa đơn theo các quy định hiện hành như Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC và sẵn sàng đáp ứng Thông tư 68/2019/TT-BTC. Đây là phần mềm hóa đơn điện tử duy nhất tại Việt Nam ứng dụng công nghệ Blockchain, đảm bảo an toàn, bảo mật và chống làm giả hóa đơn.

  • Không giới hạn số lượng người dùng;
  • Không thu phí duy trì hàng năm;
  • Lưu trữ, tra cứu hóa đơn miễn phí trong thời gian 10 năm;
  • Miễn phí tư vấn thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với Cơ quan Thuế;
  • Khách hàng có thể mua trước nhiều gói hóa đơn để sử dụng và được chuyển sang năm tài chính tiếp theo nếu sử dụng không hết;
  • Lần mua tiếp theo quý khách sẽ không mất phí khởi tạo, chỉ mất chi phí hóa đơn.
  • Liên hệ nhân viên MISA hoặc Đại lý để nhận mã giảm giá;
  • Phần mềm và dịch vụ của MISA không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nên quý khách không cần phải trả thêm tiền thuế GTGT.