Những câu hỏi liên quan đến hóa đơn điện tử xăng dầu

Ngày 13/11/2023, Tổng cục Thuế đã có Công văn 5080/TCT-DNL năm 2023 về vấn đề lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động xăng dầu. Tuy nhiên, việc áp dụng hóa đơn điện tử xăng dầu vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các hộ kinh doanh.

Hãy cùng Kho phần mềm kế toán Minh Tâm tìm hiểu về Hóa đơn điện tử xăng dầu qua bài viết sau đây.

1. Thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động bán xăng dầu như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Luật Quản lý thuế 2019 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

Quản lý rủi ro trong quản lý thuế

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bản phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kể toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Tại điểm i khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ về hóa đơn, chứng từ quy định:

Thời điểm lập hóa đơn

4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

i) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bản xăng dầu theo từng lần bán. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Như vậy, thời điểm lập hóa đơn điện tử bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bản xăng dầu theo từng lần bán không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa.

Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

2. 99% đơn vị kinh doanh xăng dầu “kêu khó”

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân cản bước quá trình áp dụng hóa đơn điện tử xăng dầu, trong dó có thể kể đến ba nguyên nhân chính là:

  • HẠ TẦNG: Thiết bị trụ bơm chưa đáp ứng việc xuất hóa đơn từng lần
  • CHI PHÍ ĐẦU TƯ: Theo Bộ Công thương, các doanh nghiệp phải chi 400 triệu đồng – 1 tỷ đồng để trang bị phần mềm và phần cứng
  • GÂY ÁCH TẮC: Doanh nghiệp xăng dầu & người dân lo lắng việc xuất hóa đơn từng lần sẽ mất thời gian và gây ách tăc tại cây xăng

3. FPT.PetroInvoice – Giải pháp cho mọi đơn vị xăng dầu, từ truyền thống tới hiện đại

Khi sử dụng FPT.PetroInvoice trong lập hóa đơn điện tử xăng dầu, khách hàng sẽ nhận được những lợi ích sau:
  • Chuẩn luật:
    FPT.PetroInvoice
    đáp ứng đầy đủ quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. FPT IS là đối tác 30 năm ngành thuế & đơn vị triển khai hóa đơn điện tử cho ngành Thuế từ 2021
  • Chi phí tối ưu:
    Chỉ từ 2 TRIỆU ĐỒNG/ trụ bơm để nâng cấp
    Chỉ từ 50 ĐỒNG/hóa đơn điện tử
    Miễn phí chi phí Camera
  • Không ách tắc:
    Quy trình xuất hóa đơn 100% tự động, số lượng HĐĐT đã xuất sẽ được lưu trữ đầy đủ bằng hình thức điện tử (không in ra)

4. Câu hỏi thường gặp

Thời điểm lập hóa đơn xăng dầu là khi nào?

Căn cứ tại điểm i, khoản 4, Điều 9 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP

“Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.”

Nội dung của hóa đơn xăng dầu có cần đầy đủ thông tin người mua?

Đối với hóa đơn điện tử bán xăng đầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Có cần chữ ký số trên hóa đơn điện tử xăng dầu không?

Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của cả người mua và người bán

Quy định về truyền nhận dữ liệu lên cơ quan thuế như thế nào?

Tại Điểm a.1, khoản 3, điều 22 Nghị định 123: Trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế. Riêng đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử và chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử này ngay trong ngày.Khoản 1 Điều 58: Trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo định dạng dữ liệu do Tổng cục Thuế công bố.Khoản 4 Điều 6: Áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác – Thông tư 78/2021/TT-BTC
Trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì người bán chuyển dữ liệu hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo quy định tại điểm a.1 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận để tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa hoặc tra cứu dữ liệu thì người bán sau khi lập hóa đơn điện tử đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi người mua đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế theo quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

5. Lời kết

Trên đây, Kho phần mềm kế toán Minh Tâm đã gửi tới các bạn những thông tin cơ bản, vướng mắc cũng như giải pháp cho việc lập hóa đơn điện tử xăng dầu.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi, Kho phần mềm kế toán Minh Tâm luôn sẵn sàng giúp đỡ giải đáp những thắc mắc của các bạn.