03 lưu ý khi đóng bảo hiểm cho người lao động thấp hơn mức lương thực nhận

Công ty đóng bảo hiểm cho nhân viên ở mức lương thấp hơn mức thực nhận thì cần lưu ý những gì? Hiện nay, để giảm chi phí đóng bảo hiểm xã hội, nhiều doanh nghiệp chọn cách thỏa thuận với người lao động về việc đóng bảo hiểm xã hội ở mức lương thấp hơn so với mức lương thực nhận. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 và Nghị định 58/2020/NĐ-CP thì hằng tháng, đơn vị sử dụng lao động và người lao động sẽ phải trích một phần quỹ lương để đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) theo tỷ lệ như sau:

Người sử dụng lao động

Người lao động

Bảo hiểm xã hội

Tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội

Tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

Hưu trí

Ốm đau – Thai sản

Hưu trí

Ốm đau – Thai sản

14%

3%

0,5% (*)

1% (**)

3%

8%

1%

1,5%

21,5%

10,5%

Tổng cộng 32%

(*) Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp được áp dụng mức đóng 0,3% nếu bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP:

(1) Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội;

(2) Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất; và

(3) Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.

(**) Doanh nghiệp không đóng BHTN nếu người lao động là người nước ngoài.

Bên cạnh đó, theo khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định từ ngày 01/01/2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bao gồm các khoản:

(i) Mức lương;

(ii) Phụ cấp lương; và 

(iii) Các khoản bổ sung khác xác định được số tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Ngoài ra, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như: 

– Thưởng căn cứ kết quả kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động., 

– Tiền thưởng sáng kiến; 

– Tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động…

2. Tính hợp pháp của việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động ở mức lương thấp hơn mức lương thực nhận

Khoản tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động sẽ được xác định dựa trên các khoản tiền mang tính chất cố định và ghi nhận trực tiếp trong hợp đồng lao động.

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức tiền lương tháng đóng BHXH tối đa là 20 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng) tương đương 29.800.000 đồng/tháng.

Trên thực tế, để giảm chi phí đóng BHXH thì nhiều doanh nghiệp đã thỏa thuận với người lao động tổng lương cao nhưng ghi nhận trong hợp đồng lao động mức lương theo công việc/chức danh và thường thấp hơn mức lương thực nhận, số tiền còn lại được quy về các khoản tiền phụ cấp, trợ cấp không tính đóng BHXH. Việc làm này không trái với quy định pháp luật hiện hành, người lao động vẫn được nhận đủ tiền lương theo thỏa thuận. Tuy nhiên, người lao động cũng cần cân nhắc đến thỏa thuận này để đảm bảo quyền lợi BHXH của mình vì khi thanh toán tiền chế độ, cơ quan BHXH sẽ tính dựa trên mức lương tháng đóng BHXH, do đó khi đóng BHXH ở mức lương thấp hơn thì đồng nghĩa với việc các quyền lợi người lao động được hưởng cũng ở mức thấp hơn.

3. Mức phạt đối với hành vi đóng bảo hiểm xã hội không đúng quy định

Mặc dù đóng BHXH ở mức lương thấp hơn mức lương thực nhận không trái với quy định pháp luật, tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo đóng đầy đủ các khoản tiền BHXH theo mục 1. nêu trên. Trường hợp doanh nghiệp đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng thì sẽ bị phạt tiền từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng theo khoản 1 Điều 6 và điểm b khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Đồng thời, doanh nghiệp còn bị buộc đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc, BHTN phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Lưu ý: Nếu vi phạm từ 30 ngày trở lên, doanh nghiệp phải nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Nguồn Thư viện pháp luật