Cách xác định thuế suất thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ

 

• Các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện hành
• Sự khác biệt giữa 02 phương pháp tính thuế GTGT
• Cách xác định thuế suất thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ

1. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Có 02 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng, đó là:

– Phương pháp tính trực tiếp: bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu.

Riêng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý số thuế GTGT phải nộp bằng giá trị gia tăng (giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng) nhân với thuế suất thuế GTGT.

– Phương pháp khấu trừ thuế.

2. Sự khác biệt giữa 02 phương pháp tính thuế GTGT

  Phương pháp khấu trừ thuế Phương pháp tính trực tiếp
Đối tượng áp dụng

Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:

– Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên;

– Doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

– Doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế (Tham khảo công việc: Tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế)

– Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế;

– Doanh nghiệp mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế;

– Doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.

Công thức tính thuế
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.

Thuế GTGT ghi trên hóa đơn = (Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra) x (Thuế suất thuế GTGT)

Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định)

 

Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu

Trong đó: Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

 

Thuế suất/tỷ lệ % áp dụng – Chịu thuế 0% 

– Chịu thuế 5% 

– Chịu thuế 10% 

– Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Ưu điểm – Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào;

– Có thể cân đối số thuế GTGT phải đóng bằng cách mua hàng để dự trữ và để xuất dùng…

– Đối với doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu, có dự án đầu tư thì chỉ sử dụng phương án này thì mới được hoàn thuế.

– Doanh nghiệp không cần phải thực hiện đầy đủ, tất cả các chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ, không cần các hóa đơn GTGT ở đầu vào vì không được khấu trừ thuế.

– Thuế GTGT được thu trực tiếp trên doanh thu (tỷ lệ này chỉ từ 1% – 5% tùy ngành).

Nhược điểm – Nhiều quy định, yêu cầu liên quan đến hóa đơn, thuế suất của các hàng hóa, dịch vụ….

– Yêu cầu chuyên môn về kế toán cao.

– Không được khấu trừ, hoàn thuế  GTGT đầu vào ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ.

3. Cách xác định thuế suất thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ

Bước 1: Xác định hàng hóa/dịch vụ có thuộc Danh mục hàng hóa không chịu thuế GTGT hay không?

Doanh nghiệp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục này sẽ không phải nộp thuế GTGT. Ví dụ một số mặt hàng, dịch vụ như sau:

– Sản phẩm trồng trọt, chăn nuối, thủy sản, hải sản nuôi trồng,…

– Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất;…

– Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán;

Trường hợp hàng hóa dịch vụ doanh nghiệp thực hiện kinh doanh không thuộc danh mục nêu trên sẽ tiếp tục thực hiện theo Bước 2.

Bước 2: Xác định phương pháp tính thuế GTGT doanh nghiệp đang áp dụng để áp mức thuế suất thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ phù hợp.

– Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính trực tiếp: Doanh nghiệp thực hiện áp dụng theo Danh mục tỷ lệ % thuế suất như hướng dẫn tại bảng so sánh nêu trên. Tại danh mục sẽ ghi chi tiết tỷ lệ % của từng hoạt động cụ thể. 

Ví dụ:

+ Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng): tỷ lệ 1%

+ Dịch vụ lưu trú, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ: tỷ lệ 5%

– Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT: Doanh nghiệp thực hiện áp dụng theo các Danh mục

Ví dụ:

+ Dịch vụ vận tải quốc tế: chịu thuế suất 0%

+ Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác: chịu thuế suất 5%

Doanh nghiệp có thể kiểm tra hàng hóa, dịch vụ bên mình thực hiện kinh doanh thuộc chi tiết tại danh mục nào nêu trên để áp dụng đúng theo quy định.

Căn cứ pháp lý:

– Thông tư 219/2013/TT-BTC;

– Thông tư 119/2014/TT-BTC;

– Thông tư 26/2015/TT-BTC;

– Thông tư 130/2016/TT-BTC.